Hàng hóa phái sinh là gì?
Trước khi hiểu hàng hóa phái sinh, cũng như chứng khoán phái sinh, hay hệ sinh thái phái sinh… nhà đầu tư cần biết thị trường phái sinh là gì.
Phái sinh là thị trường phát triển trên một thị trường cơ sở. Thị trường cơ sở là thị trường bán các loại sản phẩm để làm tài sản, ví dụ chứng khoán cơ sở là bán cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, hàng hóa cơ sở là bán các loại hàng hóa niêm yết trên sàn hàng hóa…
Khi thị trường cơ sở phát triển đến một quy mô lớn, nhiều nhà đầu tư và khách hàng giao dịch sẽ có những cách phát triển theo hệ sinh thái đó, không giao dịch mua bán đơn thuần các sản phẩm vật chất đó nữa, mà mở rộng lên như mua bán các chỉ số, các quyền lựa chọn, các kỳ hạn xa gần…theo mong muốn. Từ đó, thị trường phái sinh ra đời.
Hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch hàng hóa dựa trên các chỉ số về giá. Nhà đầu tư có các lựa chọn giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
Hiện tại, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đang dần hoàn thiện để đa dạng các sản phẩm để nhà đầu tư có nhiều lựa chọn. Hiện tại 100% nhà đầu tư tại Việt Nam giao dịch hàng hóa phái sinh ở sản phẩm Hợp đồng tương lai.
>> Xem thêm: Đầu tư là gì?
Danh mục đầu tư trong thị trường hàng hóa phái sinh
Danh mục đầu tư hiểu đơn giản là cơ cấu các sản phẩm, tài sản mà bạn phân bổ tiền vào. Danh mục đầu tư trong thị trường hóa hóa chắc chắn là các sản phẩm hàng hóa ở hình thức hợp đồng tương lai mà bạn phân bổ tiền.
Thị trường hàng hóa phái sinh có rất nhiều sản phẩm phù hợp túi tiền của nhà đầu tư, trải dài đa dạng từ các nhóm như:
- Nông sản gồm có Ngô, Lúa mì, Đậu tương, Khô đậu tương, Dầu đậu tương…
- Nguyên liệu công nghiệp gồm có Cao su, Bông, Đường, Ca cao, Cà phê
- Kim loại như Quặng sắt, Đồng, Bạc, Bạch kim…
- Năng lượng: Dầu thô, Khí tự nhiên, Xăng pha chế…
>> Xem thêm: Nên để danh mục tối đa bao nhiêu mã?
Mỗi sản phẩm nói trên có nhiều kỳ hạn khác nhau, có những sản phẩm có 4 kỳ hạn trong một năm, có sản phẩm có quanh năm, kỳ hạn ở tất cả các tháng. Đó là vì thị trường hàng hóa phái sinh gắn liền với thị trường cơ sở, phụ thuộc vào thời gian giao hàng vật chất. Giao dịch hợp đồng tương lai là giao dịch mua bán sản phẩm ở mức giá hiện tại và giao hàng ở thời điểm xác định trong tương lai. Thậm chí, cùng một sản phẩm, nhà đầu tư có thể giao dịch nhiều kỳ hạn khác nhau tùy thuộc vào chiến lược đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Ví dụ:
Dầu thô là sản phẩm có kỳ hạn quanh năm, tháng nào cũng giao hàng vật chất được. Nhà đầu tư có thể chọn giao dịch kỳ hạn xa để không bắt buộc phải tất toán sớm khi đáo hạn hợp đồng.
Lúa mì là sản phẩm có kỳ hạn tháng 3, 5, 7, 9, 12. Nhà đầu tư có thể chọn kỳ hạn gần hoặc xa để phân bổ tài sản.