OPEC+ chính thức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng / ngày

Đây là mức cắt giảm sản lượng lớn nhất kể từ khi bắt đầu dịch bệnh. Đây là thông tin vĩ mô rất tốt, đẩy giá dầu lên cao. Báo cáo của EIA cho thấy dầu dự trữ của Mỹ bất ngờ giảm mạnh. Tổng thống Mỹ Biden cho biết sẽ bàn bạc với Quốc hội Mỹ về giá năng lượng. Thêm vào đó, chính phủ Nga tiết lộ họ có thể giảm sản lượng để trả đũa Mỹ kế hoạch áp giá trần đối với dầu của Nga.

 

Cuộc họp FED 21-22/9 đã tăng 0.75% lãi suất như dự kiến.

Từ 27/1/2022, FED bắt đầu nâng lãi suất từ 0.25% lên 3.25%; dự đỉnh lãi suất sẽ rơi vào tầm 4%-4.5% với mục tiêu đưa lạm phát về dưới 2%. Biên tăng lãi suất dao động trong mức 0.25%-0.75% cho mỗi lần tăng.

Với chính sách kiên định tăng lãi suất của FED cũng như các Ngân hàng trung ương trên thế giới, sẽ dẫn đến tiềm năng-nguy cơ Suy thoái nền kinh tế. Việc này gây áp lực lên đồng đô la giảm, khiến hàng hoá có nhịp hồi tăng.

Trong tuần vừa qua, các quỹ lớn mở vị thế mua thăm dò nhằm kiểm nghiệm độ cứng của thị trường.

Về tổng quan, Mỹ vẫn chưa muốn hạ nhiệt đồng đô la khi các vấn đề về kinh tế xã hội vẫn chưa được kiểm soát. FED tuyên bố sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tương lai, biên mở rộng từ 3.8% đến 4.6% thì có thể năm 2024 mới giảm lãi suất trở lại.

 

Phản ứng với tình hình vĩ mô, dầu thô đã tăng 11 giá từ 76 lên 87, quá nhanh và mạnh nên biên lợi nhuận để mở vị thế mới không còn thích hợp.

 

Việc nhà đầu tư cần làm bây giờ là chờ phản ứng của Mỹ sau khi Biden bàn bạc với Quốc hội, cũng như chờ dầu hồi. Nếu có mở vị thế mua, giá đẹp nhất để mua vào là sau khi giá hồi 38.2 – 50 – 61.8% rồi mới lên chiến lược giao dịch.

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử